Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu khái niệm và quá trình hình thành Mnc

Trong bài viết này, Luận Văn Việt chuyên viết thuê luận án tiến sĩ sẽ chia sẻ đến bạn những điều cần biết về Mnc, vậy Mnc là gì? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về Mnc thì hãy xem ngay bài viết này.
Mnc là gì? Khái niệm và quá trình hình thành Mnc
Mnc là gì? Khái niệm và quá trình hình thành Mnc

1. Mnc là gì?

Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (từ các chữ Multinational corporation) hoặc MNE (từ các chữ Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia.

2. Quá trình ra đời và phát triển công ty đa quốc gia

Công ty Xuyên quốc gia (MNC) gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Trong thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, mục đích lợi nhuận và sự phát triển sản xuất đã làm tăng yêu cầu về thị trường nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hoá và thị trường tài chính. Các yêu cầu đó đã thúc đẩy việc tăng cường khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh sang nước khác. Ngoài ra, sự cạnh tranh quyết liệt cùng hướng nhiều công ty trong nước đi tìm lợi nhuận trong thị trường bên ngoài.
Quá trình này đã được tạo điều kiện bởi sự phát triển của thương mại quốc tế đã hình thành qua nhiều thế kỷ trước. Quá trình này cũng được tạo điều kiện bởi sự ủng hộ của các nhà nước tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa thực dân. Đồng thời, quá trình đi từ hợp tác giản đơn đến liên kết sâu sắc hơn trong giới công thương tư bản đã làm tăng khả năng thực hiện sự mở rộng này. Trên cơ sở đó, các tổ chức kinh doanh quốc tế bắt đầu được hình thành và phát triển. 
+ Các MNC thực sự hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc. Trong thời kỳ này, quá trình tích tụ tư bản, tập trung sản xuất, sự kết hợp giữa giới tài chính và giới công thương đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn sản xuất-kinh doanh lớn theo xu hướng độc quyền. Sự cạnh tranh tự do trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản với sự thôn tính “cá lớn nuốt cá bé” cũng tạo thêm điều kiện cho sự hình thành các tổ chức kinh doanh độc quyền lớn. Đáng chú ý, sự cạnh tranh và xu hướng độc quyền diễn ra mạnh mẽ cả trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước nên càng làm tăng tính quốc tế của các công ty này.
+ Sự nổi lên của các công ty độc quyền và sự vươn mạnh ra thế giới còn nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị của nhà nước TBCN. Sau Chiến tranh Thế giới II, sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế và sự hợp tác chính trị giữa các TBCN  đã tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp tục của các MNC, đặc biệt trong thế giới tư bản. Nhiều MNC ra đời và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này. 
+ Sự phát triển của MNC không chỉ ở sự nắm giữ các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, năng lực tài chính và khoa học kỹ thuật,… mà còn ở sự mở rộng hoạt động kinh doanh ra khắp thế giới tư bản. Vai trò của MNC trong QHQT cũng vì thế mà đã tăng lên qua sự đóng góp rất lớn vào việc tăng trưởng các dòng đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thương mại xuyên quốc gia và mở rộng phân công lao động quốc tế. 
+ Đáng chú ý, sự thay đổi cách nhìn nhận về MNC ở các nước TBCN đã góp phần đáng kể cho sự mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế của các MNC. MNC ngày càng  được coi là công cụ phát triển, là sự tạo công ăn việc làm, là nguồn thuế thu, là sự khắc phục về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm làm ăn quốc tế. Bởi thế, các nước đều mở cửa thị trường, khuyến khích FDI và thậm chí còn cạnh tranh với nhau trong việc thu hút MNC. Nhờ đó, các MNC đã bành trướng khá nhanh và mở rộng vai trò trong đời sống quốc tế. 
+ Sau Chiến tranh Lạnh, MNC đã có sự phát triển chóng mặt với số lượng các MNC tăng gần gấp  đôi, từ khoảng 37.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 70.000 vào năm 2004. Đồng thời, mức độ quốc tế hoá của chúng cũng phát triển chưa từng thấy với số lượng chi nhánh nước ngoài tăng gần bốn lần, từ 170.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 690.000 vào năm 2004. Một điểm khác cũng đáng chú ý, MNC không còn là độc quyền của các nước phát triển hàng đầu mà đã xuất hiện cả trong các nền kinh tế đang phát triển hoặc mới nổi. Tuy nhiên, quy mô và vai trò của các MNC này vẫn còn rất khiêm tốn. Các MNC cũng là người nắm giữ hầu hết vốn  đầu tư nước ngoài.
Các MNC thực hiện hơn 80% thương mại thế giới. Các MNC chi phối hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng của thế giới. Các MNC cũng nắm giữ phần lớn công nghệ tiên tiến và quá trình chuyển giao công nghệ. Các MNC vẫn tiếp tục nằm trong trung tâm của sự phát triển. Thế và lực của MNC tiếp tục phát triển trong những năm gần đây với xu hướng sáp nhập và thu nhận để hình thành các tập đoàn lớn, nhất là trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng như truyền thông, ngân hàng-tài chính, giao thông vận tải… Tất cả những điều này đang làm tăng vai trò của MNC đối với quốc gia và QHQT. 
Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ nhận làm báo cáo thuê , dịch vụ spss , viết luận văn bằng tiếng anh , làm tiểu luận thuê
#luan_van_viet, #luận_văn_việt, #LVV , #làm_luận_văn_tốt_nghiệp_đại_học, #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp, #làm_thuê_đồ_án_tốt_nghiệp_xây_dựng, #làm_thuê_luận_án_tiến_sĩ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu Bancassurance ở Việt Nam

Luận Văn Việt Group chuyên  làm luận văn thuê cần thơ   xin chia sẻ bài viết về Bancassurance là gì? Lý thuyết căn bản về Bancassurance  Bancassurance là gì? Lý thuyết căn bản về Bancassurance Bancassurance ở Việt Nam Theo ông Phạm Quang Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty bảo hiểm BIDV (BIC), Bancassurance cho dù đã là khái niệm tương đối phổ biến trên thị trường tài chính nhưng để phát triển được kênh phân phối này, cần nhiều thời gian và công sức. Thực tế, dù đã được coi là một điển hình thành công trong phát triển Bancassurance, BIC cũng vẫn mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ của “miếng bánh” này. Trong hệ thống BIDV, BIC cũng mới chỉ tiếp cận được một số lượng nhỏ khách hàng cá nhân. Kênh Bancassurance cũng chỉ mang lại khoảng 10% tổng doanh thu phí bảo hiểm của BIC. Dù đã có sẵn hệ thống của BIDV, BIC vẫn chưa thể đẩy nhanh tốc độ phát triển kênh Bancassurance vì hình thức phân phối sản phẩm bảo hiểm này không chỉ mới với các doanh nghiệp bảo hiểm ...

Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong đánh giá năng lực cạnh tranh

Luận Văn Việt Group chuyên dịch vụ  viết thuê luận văn thạc sĩ uy tín  xin chia sẻ bài viết về Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Hiệu quả sản xuất kinh doanh – Năng suất lao động của doanh nghiệp Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp của mọi yếu tố: con người, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức phối hợp…Năng suất của máy móc, thiết bị, công nghệ được đo bằng lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian. Ngoài ra, năng suất lao động còn được đo bằng lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng trên một đơn vị lao động. Năng suất này có thể tính bằng hiện vật hoặc bằng giá trị theo công thức: Năng suất = Đầu ra (hàng hóa và dịch vụ) / Đầu vào (lao động, vốn, công nghệ…) Năng suất lao động của một doanh nghiệp càng cao bao nhiêu thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao bấy nhiêu với các doanh nghiệp cùng loại. Có năng suất cao là nhờ tổ chức sản xuất ki...

Tìm hiểu các khái niệm rủi ro tín dụng

Luận Văn Việt Group chuyên  thuê người viết luận văn   xin chia sẻ bài viết về khái niệm và cách phân loại rủi ro tín dụng Mẫu nhật ký thực tập sư phạm chi tiết nhất Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. Trong trường hợp người vay tiền bị phá sản, thì việc thu hồi gốc và lãi tín dụng đầy đủ là không chắc chắn, do đó ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng. Nó là sự tổn thất, mất mát về tải chính mà Ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng vay vốn của ngân hàng không trả nợ được đúng hạn, không thực hiện đủng cam kết với bất kỳ lí do nào Khái niệm và cách phân loại rủi ro tín dụng Theo wikipedia định nghĩa rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính. Đó là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay kh...